10
Th7

Tắm Onsen là gì? Các bước tắm Onsen chuẩn theo phong cách Nhật Bản

Tắm Onsen là một trong những nét văn hóa độc đáo của người Nhật, với khách du lịch Nhật thì đừng nên bỏ qua trải nghiệm tắm Onsen này nhé. Đặc biệt trong mùa đông và trong những ngày mưa gió. Tắm Onsen có lẽ còn là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam, và đang có xu hướng tìm kiếm nhiều trong năm 2020 này.

tam-onsen-la-gi-cac-buoc-tam-onsen-chuan-theo-phong-cach-nhat-ban

Tắm Onsen là tắm suối nước nóng thiên nhiên. Thông thường nước suối nóng thiên nhiên thường được dùng để chữa bệnh khá phổ biến ngày xưa. Nước suối đi qua và hòa tan vào những lớp đá ngầm dưới mặt đất rồi nổi lên mặt đất thành nước suối nóng có các khoáng chất có lợi cho thể như: li thi, lưu huỳnh, Magie, CO2,…Loại nước suối nóng giàu CO2 thường có lợi cho cơ thể chữa được các bệnh vệ hệ thần kinh, hệ miễn dịch.

Thông thường các du khách có thói quen đi trượt tuyết mùa đông và kết hợp tắm Onsen, hoặc có thể lựa chọn những onsen có view tuyết, hoa anh đào,…để vừa có thể ngâm mình trong suối nước nóng thiên nhiên vừa có thể thưởng thức cảnh đẹp của tạo hóa. Đây cũng là cách tốt để đào thải độc tố, thông thoáng lỗ chân lông giúp cơ thể được thư giãn.

 

Hướng dẫn quy trình tắm Onsen:

Bước 1: Tắm và gội đầu thật sạch sẽ

Trước tiên thì bạn cần phải tắm và gội đầu thật sạch sẽ, ở các khu Onsen sẽ có sẵn sữa tắm, dầu gội, dầu xả cho bạn. Việc của bạn là chỉ cần vào tắm rửa sạch sẽ. Thông thường sẽ được chia thành khu tắm chung cho Nam và Nữ riêng và được chia ra từng ô cho 1 người 1. Sau khi tắm xong bạn dội qua nước nóng 1 lượt. 90% Onsen sẽ đều có phòng xông hơi. Bạn có thể ngâm suối nước nóng trước rồi xông hoặc ngược lại. Bạn có thể mang theo 1 cái cặp ngoạm để cặp tóc gọn lên sau khi gội. Trước mỗi bể sẽ có hướng dẫn bằng biển báo cho bạn.

Bước 2: Ngâm mình vào suối nước nóng

Khi bắt đầu xuống ngâm bạn nên cho chân ngồi ngâm 1 chút. Sau đó hạ thấp ngâm cả cơ thể từ từ xuống suối nước nóng. Điều này để cơ thể quen dần nhiệt độ

Bước 3: Lau khô người rồi mặc quần áo

Theo đúng quy trình thì sau khi bạn ngâm nước suối nóng xong sẽ đứng dạy lau khô người và mặc quần áo vì nguồn nước khoáng với nhiều khoáng chất vẫn còn trên da. Tuy nhiên 1 số người lại có thói quen rửa hoặc tắm tráng lại vì lo sợ nhiều thứ nên tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người.
Bước 4: Sấy đầu bôi body lotion

Thông thường các khu onsen sẽ có 1 phòng với máy sấy để khách hàng có thể sấy đầu. Phần lớn Onsen cũng sẽ có sữa rửa mặt, nước hoa hồng, body lotion để khách hàng có thể sử dụng để dưỡng da sau khi tắm.
Bước 5: Ngồi nghỉ ngơi, uống nước, ăn uống, thư giãn

tam-onsen-la-gi-cac-buoc-tam-onsen-chuan-theo-phong-cach-nhat-ban-2

Sau khi tắm xong bạn cần phải để cơ thể được nghỉ ngơi 30 phút. Vì cơ thể rất khô sau khi tắm nên điều quan trọng là bạn cần phải bổ sung thêm thật nhiều nước, ngoài ra sau khi tắm xong bạn sẽ cảm thấy cơ thể rất đói, lúc này bạn có thể bổ sung thêm năng lượng, tại các onsen sẽ bán sẵn đồ ăn nhanh cho mọi người, tùy thuộc vào sở thích của từng người.

NHỮNG LƯU Ý KHI TẮM ONSEN

  • – Trong tất cả onsen đều có 1 bể nước lạnh, bạn có thể lấy gáo múc dội qua chân, tay nếu cảm thấy quá nóng và bí trong phòng tắm.
  • – Những người tắm lần đầu thì cần ngâm khoảng từ 8 – 10 phút thì đứng lên và sau đó thì ngâm tiếp. Nên ngâm chân trước sau đó mới ngâm mình xuống sau.
  • – Nếu thấy nhịp tim tăng quá nhanh và khó thở thì bạn hãy nhấc mình dậy để cổ thoáng khỏi mặt nước suối sẽ dễ thở hơn và cần bổ sung thêm nước trong và sau khi tắm bạn nhé.
  • tam-onsen-la-gi-cac-buoc-tam-onsen-chuan-theo-phong-cach-nhat-ban-3
  • -Trong nước suối nóng có chứa lưu huỳnh nên một số người khi tắm có thể bị dị ứng. Sau khi tắm về sẽ hiển thị những nốt mẩn đỏ và ngứa thì cũng đừng quá lo lắng nhé. Chỉ sau 1-2 ngày sẽ hết ngay. Nếu bạn thuộc tuýt người có da khá nhạy cảm nên lên mang theo lotion, kem dưỡng, sữa rửa mặt, mặt nạ của mình đi để dưỡng da sau khi tắm.
  • – Khi tắm cả khách nam và nữ đều không được phép để ướt tóc hay ngụp đầu xuống nước.
  • – Cần giữ yên lặng cho quá trình tắm và tắm theo đúng quy định.